Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Bí mật diễn thuyết của Steve Jobs


Một trong những điểm tạo nên sự thành công của Steve Jobs, Tổng Giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple, chính là khả năng diễn thuyết bẩm sinh, lôi cuốn người nghe. Jobs không bán máy tính mà ông chỉ bán những trải nghiệm mà ông có được.



Steve Jobs và cuốn sách nói về bí mật diễn thuyết của ông
Sau đợt điều trị bệnh kéo dài 6 sáng từ đầu năm 2009, Jobs đã có bài diễn thuyết đầu tiên đánh dấu sự trở lại của một trong những lãnh đạo doanh nghiệp tài ba nhất thế giới.
Trong hơn 3 thập kỷ qua, bằng tài năng của mình, Jobs đã đưa những sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo” lên đỉnh cao của nghệ thuật. Ông cũng được coi là “linh hồn” trong tất cả những thiết kế mang đậm chất công nghệ pha lẫn nghệ thuật.
Thực tế này luôn đúng với những bài diễn thuyết của ông, trong đó bao hàm ý nghĩa thông báo, giáo dục và giải trí, giúp người nghe luôn hứng khởi và thích thú với những gì mà mình tận mắt chứng kiến.
Một bài phát biểu của Jobs luôn có tất cả những yếu tố tạo nên một sản phẩm nghệ thuật, đó là một kịch bản tuyệt vời, một lời hiệu triệu đi vào lòng người nghe. Dưới đây là 5 bí quyết giúp tạo nên một bài diễn thuyết hoàn hảo của Jobs.
Tiêu đề: Jobs luôn có một tiêu đề dành riêng cho mỗi sản phẩm mà ông định giới thiệu. Dòng tiêu đề đó không dài quá 140 ký tự, khiến người ta liên tưởng tới những dòng thông báo vắn tắt trên Twitter hiện nay.
Chẳng hạn Jobs đã mô tả MacBook Air như một chiếc “laptop mỏng nhất thế giới”. Cụm từ này xuất hiện trong bài trình bày của ông, trên trang web của Apple, và trên tất cả những thông cáo báo chí mà Apple phát đi.
Vậy đâu là điều duy nhất mà người dùng muốn biết về sản phẩm của hãng? Đó là tiêu đề phải đồng nhất trong mọi tài liệu tiếp thị và trình bày. Vậy nguyên tắc đầu tiên được đề cập ở đây chính là hãy có một dòng tiêu đề dành cho sản phẩm, và sự mô tả cần phải cô đọng nhất, súc tích nhất, ý nghĩa nhất, ngắn gọn nhất và phải có sự đồng nhất.
Công kích: Trong các câu truyện cổ, những nhân vật được coi là anh hùng luôn chiến đấu và đánh thắng quỷ dữ. Năm 1984, nhân vật được coi là quỷ trong mắt của Apple chính là IBM.
Trước khi Jobs giới thiệu đoạn quảng cáo nổi tiếng trên truyền hình (1984) về sản phẩm của hãng, ông luôn kể câu chuyện về cách thức IBM muốn nuốt trọn ngành công nghiệp điện toán còn non trẻ thời bấy giờ.
“IBM muốn tất cả và đang chĩa súng vào một trong những hãng cứng đầu còn sót lại, đó là Apple”. Ngày nay, nhân vật quỷ trong câu chuyện của Apple lại là Microsoft, và người ta đều biết đến đoạn video nổi tiếng “I’m a Mac” để nói xấu Microsoft. Chính tâm lý tranh đấu này đã mang lại những động lực phát triển vô cùng lớn lao cho Apple.
Đơn giản nhưng súc tích: Các sản phẩm của Apple đều rất dễ dùng bởi chúng không có bất cứ chi tiết thừa nào. Hướng tiếp cận đó cũng được áp dụng cho các trang phát biểu của Jobs.
Tất cả chúng đều đơn giản đến không ngờ, những chi tiết chính đều được liệt kê sau các dấu sao, và ảnh là chủ đạo trong các slide phát biểu của ông. Khi Jobs giới thiệu MacBook Air, không từ ngữ nào có thể thay thể bức ảnh chiếc laptop mỏng tới mức chúng được lôi ra từ chiếc phong bì. Trung bình mỗi trang thuyết trình nên diễn đạt với khoảng 40 từ.
Nhưng trong một số bài diễn thuyết của Jobs, ông thậm chí chỉ dùng khoảng 7 từ cho mỗi 10 trang liên tiếp. Vậy tại sao bạn lại phải cố lấp đầy những trang slide bằng những từ ngữ dài dòng, mà thay vào đó lại không sử dụng các phương tiện khác để truyền đạt hiệu quả hơn?
Thực tế: Các nhà khoa học về thần kinh đã khám phá ra rằng não người rất dễ trở nên mệt mỏi với những tác động xấu xung quanh. Trong các bài diễn thuyết của mình, Jobs chưa bao giờ để điều đó diễn ra.
Khả năng truyền đạt của Jobs, cộng với những ý tưởng không thể tốt hơn của ông đã biến những buổi diễn thuyết thực sự trở thành một “bữa tiệc” giới thiệu sản phẩm.
Bài diễn thuyết giới thiệu sản phẩm mới của Jobs thường kéo dài 10 phút, trong đó ông liên tục giới thiệu các tính năng mới và pha trò với chúng, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi, giúp người nghe không phải mệt mỏi và trở nên hứng khởi hơn.
Chẳng hạn như tại sự kiện Macworld 2007, khi giới thiệu chiếc iPhone mới, Jobs đã trình diễn cách thức Google Maps có thể hoạt động trên thiết bị.
Ông lôi ra danh sách các tiệm bán café trong khu vực và nói: “Nào, chúng ta hãy gọi một tách café!”. Khi có một đại biểu hỏi về điều này, Jobs nói: “Tôi đã đặt 4.000 tách café rồi. Thật đó, tôi không đùa đâu!”
Cao trào: Trong tất cả các bài diễn thuyết của Jobs đều có một khoảnh khắc cao trào mà các nhà khoa học thần kinh gọi đó là nạp cảm xúc. Tại sự kiện Macworld 2007, lẽ ra Jobs đã có thể mở đầu bài phát biểu bằng việc thông báo cho các vị khách rằng Apple sẽ công bố một chiếc điện thoại di động mới có thể nghe nhạc, chơi game và xem video.
Nhưng không, thay vào đó Jobs mở đầu bài diễn thuyết bằng đoạn dẫn cao trào: “Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 sản phẩm mới. Sản phẩm đầu tiên chính là chiếc iPod màn hình rộng có nút điều khiển cảm ứng. Sản phẩm thứ hai là một chiếc ĐTDĐ cải tiến.
Và sản phẩm thứ ba là một thiết bị giao tiếp Internet đột phá. Tuy nhiên, chúng không phải là 3 sản phẩm riêng biệt, mà chỉ là một sản phẩm tích hợp duy nhất”. Cả khán phòng ồ lên kinh ngạc và vô cùng phấn khích khi nghe Jobs giới thiệu như vậy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

LƯU TRỮ WEBSITE

DANH MỤC

Bài đăng phổ biến

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More